Các fan hâm mộ phản đối Văn Hậu “đá láo”.
Họ đòi Văn Hậu phải chơi đẹp, chơi lịch sự, không chấp nhận đội tuyển quốc gia “đá láo” như vậy. Đòi hỏi của người hâm mộ cũng có lí. Nhưng cá nhân tôi không hoàn toàn đồng ý. Theo dõi cả trận đấu đêm qua, tôi chỉ thấy hành vi cùi chỏ của Văn Hậu ở phút 16 là đáng lên án. Những hành vi khác, ngay cả khi bị trọng tài thổi phạt, theo tôi chỉ là tiểu xảo chơi rắn của một hậu vệ, đôi khi nó cần thiết trong một trận đấu như vậy.
Thực tế, các HLV vẫn khuyến khích các cầu thủ chơi rắn, chơi tiểu xảo.
Tôi lấy ví dụ, năm 2020 Amazon đã công bố một đoạn video Mourinho dạy các cầu thủ Tottenham không được làm người tốt trên sân, đồng thời “khuyên” các cầu thủ phải chơi thật tiểu xảo, thật rắn, thật bẩn như một “bầy chó đẻ” để giành ưu thế, tiến tới giành chiến thắng trong 90 phút thi đấu.
Lịch sử chỉ ghi nhận chiến thắng.
Lịch sử không ghi nhận đá đẹp mà toàn thua.
>>> Xem ngay: Nhà cái JBO Việt Nam <<<
Nhớ lại thời HLV Hữu Thắng, anh chủ trương chơi thứ bóng đá thật đẹp mắt, đá thêu hoa dệt gấm, đá không phạm lỗi, nhưng kết cục Hữu Thắng đưa đội tuyển quốc gia đến chỗ toàn thua, thua SML mỗi khi gặp Thái Lan, thua cả Malaysia và Indonesia chỉ vì họ đá quá rắn. Năm 2001, Văn Sỹ Hùng bị thủ môn đội Makassar của Indonesia vào bóng ác ý, dẫn đến gãy hai xương cẳng chân. Y tế cáng anh đến viện, tôi trực cấp cứu, lúc khám hỏi anh cách vào bóng cầu thủ đối phương, nguyên nhân gây ra chấn thương gãy chân. Văn Sỹ Hùng nói một câu làm tôi nhớ mãi: “Nó đá rát quá mình không chịu nổi!”
Thời của HLV Park Hang-seo khác hoàn toàn.
Tôi cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của ĐTQG Việt Nam, là việc HLV Park đã chỉ đạo các cầu thủ khi nào chơi thì chơi rắn, khi nào thì chơi mềm. Bóng đá là cuộc chiến. Nó khác hoàn toàn với một trò chơi vui vẻ thông thường. Một khi đã là cuộc chiến, thì đội chơi sẽ phải sử dụng mọi thủ đoạn, mọi tiểu xảo, mọi cách thức nhằm đạt mục đích giành thắng lợi cuối cùng.
Hãy tưởng tượng, một trận đấu từ phút đầu tiên cho đến khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, hành vi chơi rắn của những cầu thủ luôn nằm giữa phạt cảnh cáo và thẻ vàng, hành vi chơi rắn đến mức thô bạo ấy sẽ khiến tâm lí đối phương mất bình tĩnh, dẫn đến mất kiểm soát, làm suy yếu rất nhiều hiệu suất tại chỗ của đối phương. Điều đó cho thấy cầu thủ này có sự tập trung cao độ, thể lực dị thường, sức bật bền bỉ tuyệt vời, khát khao thắng thua và kinh nghiệm thi đấu tại chỗ dày dặn.
Những người chơi mạnh mẽ như thế, họ thực sự là một kho báu, càng nhiều càng tốt.
Nếu mỗi người trong số 11 cầu thủ trên sân, đều là báu vật, thì đó là một đội tuyển Đức da vàng, chắc chắn sẽ thoát khỏi “ao làng” Đông Nam Á và tiến thẳng vào World Cup dễ như chơi.
Tôi chỉ sợ những cầu thủ thích vào bóng bằng gầm giày, vào bóng từ phía sau, gắn hai con dao vào đôi chân để triệt hạ đối phương, hoặc cùi chỏ chẳng hạn. Những cầu thủ ấy không chơi bóng bằng tài năng. Trong một trận đấu khó khăn, đột nhiên họ có một cảm hứng lóe lên, nhớ lời huấn luyện viên chỉ bảo trước trận đấu, rằng đây là một trận chiến rất khó khăn, đối phương có kĩ thuật rất tốt, nên mỗi vị trí phải thể hiện sự quyết liệt. Cầu thủ ghim hai chữ “quyết liệt” vào trong đầu. Sau giây phút “cảm hứng” đó, cầu thủ sẽ thực hiện cú đá bay, rồi nhận từ trọng tài một tấm thẻ ruby.
>>> Cập nhật mới nhất: Soi kèo bóng đá tại Cảm Bóng Đá <<<
Đội tuyển quốc gia của chúng ta trước thời HLV Park, mỗi khi đá với Indonesia, Malaysia hay Thái Lan, nhiều người hâm mộ sẽ mơ ước trên sân chúng ta có một Pepe, một Ramos, một Materazzi, một Costa, hay một Roy Keane, để có thể giành chiến thắng. Chúng ta đã từng đá rất đẹp mắt, đá cực kì lịch sự, nhưng loanh quanh chỉ thắng Lào với Campuchia, gặp Myanmar là đã cóng hết cả chân lại không thể đá cho ra hồn.
Chơi tiểu xảo không hẳn đã là xấu.
Bóng đá là môn cạnh tranh đối kháng, một cầu thủ có vượt trội về sức mạnh của bản thân hay không, được đánh giá qua cách chơi bóng. Ví dụ như, có bị mất trọng tâm khi tranh chấp, ở thời điểm tiếp xúc cơ thể khi cướp bóng có hay không sự cố gắng hết sức để tì đè, giơ cánh tay, đánh vào sườn, túm lấy quần áo, cản trở giảm tốc độ, bí mật giẫm lên mắt cá chân của đối phương mà không để trọng tài nhìn thấy.
Loại hành vi này người xem tivi sẽ coi là rất xấu.
Nhưng huấn luyện viên thì khác, chắc chắn ông sẽ giơ ngón tay cái trong phòng thay đồ, đó là một hành vi nằm giữa đạo đức trên lí thuyết và thực tiễn trên sân.
Nếu cầu thủ thường xuyên có tiểu xảo, mà trọng tài không thể phát hiện, thì đó nhất định phải là cầu thủ có trình rất độ cao và rất thông minh. Vì vậy, loại hành vi này về bản chất, thực sự có thể kiểm soát được bởi chính cầu thủ. Nếu cầu thủ nhận thấy rằng thang điểm mà trọng tài cho phép là tương đối nhỏ, tức là nguy cơ bị thẻ vàng hoặc thẻ đỏ, thì cầu thủ đó sẽ ngoan ngoãn và trung thực thi đấu thuần túy. Nhưng nếu cầu thủ đó cảm thấy an toàn, thì tiểu xảo chỉ nằm trong lằn ranh đỏ của luật chơi, cầu thủ sẽ tận dụng để kiếm lợi cho chiến thắng của đội mình.
Tiểu xảo chơi rắn, thường được huấn luyện viên sử dụng để thực hiện một số yêu cầu chiến thuật trên sân. Nếu như Văn Hậu không gây ức chế với Azmi của Malaysia, để cầu thủ này phải nhận thẻ đỏ, thì liệu đội tuyển của chúng ta có đủ sức đá hết hiệp 2 hay không? Tôi cho rằng, chẳng phải ngẫu nhiên HLV Park vẫn để Văn Hậu chơi rắn, chơi tiểu xảo mà không nhắc nhở trong 15 phút nghỉ giải lao.
Tôi cho rằng, với một cầu thủ ngoại trừ hành vi phạm lỗi ác ý, còn những tiểu xảo chơi rắn khác nhằm mục đích giành lại lợi thế, sẽ chẳng liên quan gì đến tính cách tốt xấu, càng không phản ánh đạo đức cầu thủ. Chơi thô bạo và tiểu xảo là một phần của bóng đá. Nó không thể ngăn chặn hoàn toàn. Nếu không tiểu xảo thì làm sao hậu vệ ngăn cản được Messi. Thực tế trong mỗi trận đấu, khi Messi nằm xuống, anh rất ít kêu ca, bởi anh hiểu rằng huấn luyện viên đội bạn sẽ bố trí hậu vệ đối phương chăm sóc anh theo cách ấy.
Tôi đã khám bệnh cho bố con Văn Hậu và thấy hai người đàn ông này rất hiền.
Văn Hậu theo tôi tiếp xúc và cảm nhận, cậu ấy hiền như học sinh cấp ba, hiền từ nụ cười đến lời nói và ứng xử. Tôi cứ nghĩ, nếu Hậu chơi bóng với mấy bạn cùng lớp mỗi buổi chiều, thì cậu ấy sẽ cố gắng bảo vệ bản thân và những người bạn, chỉ cần chơi để cảm thấy hạnh phúc. Nhưng thi đấu cho đội tuyển quốc gia sẽ khác. Để giành chiến thắng trong một cuộc đối đầu như đêm qua, Hậu phải chiến đấu bằng tất cả thể lực, anh có thể phải trả giá bằng chấn thương.
Cầu thủ đội bạn cũng có thể bị chấn thương do hành vi của anh gây ra. Có nghĩa là Văn Hậu phải đá theo chiến thuật, chứ không phải đá theo cách mình muốn, càng không thể đá theo cách đẹp mắt mà cổ động viên mong đợi. Đó là lí do khi cần thiết Văn Hậu phải chủ động phạm lỗi, kể cả gây tổn thương cho bản thân, cho cầu thủ đội bạn. Chừng nào trọng tài chưa rút thẻ vàng, hoặc thẻ đỏ, thì Văn Hậu hay những cầu thủ khác vẫn được phép chơi xấu, vì họ chưa vượt quá lằn ranh của luật chơi. Trong bóng đá, phân biệt xấu và đẹp đôi khi rất khó, nhưng để thua thì ai cũng xấu hổ.
Văn Hậu không xấu như mặt sân Mỹ Đình.
Theo Bác Sĩ Trần Văn Phúc