Tôi đã từng thấy nhiều bài viết cho rằng Tây Á thực sự nên tự tách khỏi châu Á, khi khác biệt về văn hóa, lịch sử, chính trị và cả thể thao quá nhiều so với Đông Á.
Công bằng mà nói, đúng là bóng đá Tây Á có sự cạnh tranh và phát triển đồng đều hơn rất nhiều so với Đông Á. Về mặt thành tích, bóng đá Tây Á cũng có phần trội hơn, nếu không tính Israel (đội đã chuyển liên đoàn UEFA) Và Úc (đội có văn hóa, màu da khá khác biệt so với Đông Á), thì các đội Tây Á đã 9 lần vô địch, còn Đông Á ít hơn với 6 lần. Tại vòng loại cuối WC vừa rồi, Đông Á chỉ góp 4 suất (trừ Úc), còn Tây Á lại góp tới 7 suất. Dù tại AFC Champions League, các CLB của Đông Á vượt trội hơn hẳn về số lần vô địch, nhưng đó cũng một phần đến từ việc ngoại binh góp phần thay đổi cục diện.
>> Xem chi tiết thông tin phân tích: Kèo nhà cái cùng Cam Bong Da <<
Tuy nhiên, nói đi thì cũng nên nói lại. Xét về thành tích tại các kỳ World Cup, các đội Đông Á lại hơn hẳn các đại diện Tây Á. Nhật Bản và Hàn Quốc là quốc gia có số lần dự World Cup nhiều nhất, với 7 và 11 cho 2 đội (trong đó, Hàn Quốc đang có chuỗi 10 lần dự liên tiếp, còn Nhật Bản cũng chẳng kém cạnh với 7 lần liên tiếp dự), tiếp theo đó mới có Iran và Ả Rập (với 6 lần). Thành tích tại World Cup cũng là điều đáng lưu tâm. Tại Tây Á, Ả Rập Xê Út là đội duy nhất vượt qua được vòng bảng.
Trong khi đó ở bờ Đông, Hàn Quốc đã 2 lần qua được vòng bảng (1 lần là vào vòng 16 đội, 1 lần là vòng bán kết), Nhật Bản cũng đã 3 lần vào đến vòng 16 đội, còn Triều Tiên dù mới chỉ dự WC 2 lần nhưng cũng đã một lần bước chân vào nhóm 8 đội mạnh nhất World Cup. Dù Hàn Quốc 2002 có gian lận như thế nào, thì với đội hình và đẳng cấp của họ lúc bấy giờ, không thể phủ nhận việc họ lọt vào vòng 1/8 là xứng đáng.
Bóng đá Tây Á thực sự rất đồng đều, ngoài Saudi Arabia và Iran, còn hàng loạt đội mạnh khác như Qatar, UAE, Oman, Uzbekistan, Syria, Bahrain… Trong khi đó nhắc đến Đông Á, người ta chỉ nhớ rõ 3 ông lớn Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, cùng lắm là Triều Tiên. Khu vực Đông Nam Á căn bản là quá yếu, và chưa đủ trình tiệm cận với các đội trên. Trong khoảng gần một thập kỷ đổ lại (2015) đến nay, bóng đá Đông Nam Á cũng đang góp phần giúp cho bờ Đông có phần cạnh tranh hơn, khi Thái Lan và Việt Nam dự vòng loại cuối WC (2018, 2022), nhưng khoảng cách về trình độ là vẫn còn khá xa.
>> Truy cập link: Nhà cái JBO HOT nhất hiện nay <<
Chốt lại, mình ủng hộ quan điểm bóng đá Tây Á phát triển hơn, với sự cạnh tranh và phát triển đồng đều, nhưng không vì thế mà cho rằng họ thống trị châu Á, bởi ở bờ Đông hiện tại, vẫn còn 3 ông lớn, đặc biệt là 2 ông láng giềng nhau cực kỳ sừng sỏ