Cấu trúc bát quái 3-2-5 của Mano Polking đã đánh bại ông Park như thế nào ?

Vũ Cao Tiến - 14:49 - 15/01/2023

Hãy cùng phân tích xem cấu trúc 3-5-2 của Thái Lan lợi hại như thế nào ?

Tình huống này là một đường chuyền xuyên tuyến từ người giữ vai trò trung vệ lệch trái trong hệ thống của Thái Lan, là số 18 Weerathep Pomphan, dành cho số 9 Adisak Kraisorn. Pha bóng này không cho ra kết quả gì khi tuyển Việt Nam bẫy việt vị thành công. Nhưng góc máy quay chậm này vẽ ra một bức tranh cơ bản về cấu trúc triển khai tấn công của Thái Lan tại Mỹ Đình.

>> Xem chi tiết thông tin phân tích: Tỷ lệ kèo tại Cambongda.live <<<

Chính từ một đường nét tương tự như vậy, cũng xuất phát từ vị trí trung vệ lệch trái nhưng khác về con người (Weerathep Pomphan là người ôm biên trái), khi Theerathon Bunmathan tung ra đường chuyền bổng vượt tuyến để Poramet Arjvirai thoát xuống ghi bàn gỡ hòa 1-1.

Bất kể là tổ chức lên bóng từ tuyến dưới qua cấu trúc 3-1 hay 3-2, Thái Lan sẽ luôn tìm cách có khoảng 5 cầu thủ tham gia tấn công ở phía trên, gồm 2 tiền đạo, 2 wingback dâng cao và 1 trong hai tiền vệ. Có thể hơi quá nếu so sánh với cách sắp xếp và khai thác không gian của những đội bóng hiện đại đâu đó bên châu Âu, nhưng hình thù này ít nhiều cũng mang đến những liên tưởng: hai biên, hai hành lang trong và trung lộ luôn có người chiếm giữ từ lúc bắt đầu khâu lên bóng ở lớp dưới cùng.

Trong trận chung kết lượt đi ngày hôm qua, Thái Lan theo mình nghĩ, đã thật sự muốn gò hệ thống của họ để chống lại hệ thống của Việt Nam, giống cái cách mà những Malaysia, Singapore hay Indonesia đã làm, tức đá 3 trung vệ. Dù thực tế, với vị trí và vai trò đa dạng của Theerathon Bunmathan, việc Thái Lan nhiều lúc ở các trận đấu trước có hình thù lớp dưới 3 người khi triển khai bóng đã được nhìn thấy.

Về cơ bản, hôm qua, sát cánh cùng Theerathon Bunmathan ở đáy hàng tiền vệ là số 8 Peeradol Chamrasamee. Trong khi, số 6 Sarach Yooyen là người chơi như một tiền vệ hộ công sau lưng cặp Adisak Kraisorn và Poramet Arjvirai.

Cặp tiền đạo của Thái Lan đều là những người có phạm vi hoạt động rộng, như Adisak thì thường lùi về rất thấp, còn Poramet thì khuynh hướng dạt ra biên trái. Một trong hai người này, như ở pha bóng trong ảnh, sẽ giật về đứng ở khoảng trống giữa hai tuyến của Việt Nam, người còn lại giữ vị trí tấn công chiều sâu. Điều này mở ra hai khả năng chuyền bóng cho đồng đội, hoặc đưa quả bóng ra sau lưng hàng thủ Việt Nam, hoặc đưa quả bóng vào khoảng trống giữa hai tuyến.

Để tấn công vào khoảng trống giữa hai tuyến, đòi hỏi cầu thủ phải có nền tảng kỹ thuật và cảm quan không gian tốt, để nhận rồi xoay trở và phối hợp. Thái Lan về cơ bản có được điều đó xét ở mặt bằng khu vực. Khoảng trống ấy hoặc được một tiền đạo giật xuống, hoặc một tiền vệ dâng lên chiếm giữ.

Khi Thái Lan đưa được quả bóng tới cuối 1/3 sân ở hai biên, họ không tìm cách để tạt, thay vào đó là chuyền ngang khoảng trống ấy, tạo ra những tình huống tấn công ở trung lộ, chính diện vùng 16m50 của Việt Nam.

Từ đầu giải đấu tới giờ, cánh trái vẫn luôn là hướng tấn công quan trọng của Thái Lan, khi người giữ vai trò điều phối chính Theerathon Bunmathan chơi lệch nhiều ở cánh này. Trước Việt Nam, Thái Lan tiếp tục tấn công nhiều qua cánh trái, qua nhóm 3 chân chuyền là Theerathon Bunmathan, Sasalak Haiprakhon và đáng chú ý chính là Weerathep Pomphan. Bộ 3 cầu thủ này cũng là 3 trong số 4 cầu thủ chạm bóng nhiều nhất của Thái Lan tại Mỹ Đình (chỉ sau Kritsada Kaman). Đồng thời, Weerathep và Theerathon là hai cầu thủ chuyền bóng nhiều nhất của Thái Lan, chỉ sau Kritsada.

Trước trận chung kết, Weerathep Pomphan – một người chơi được ở cả vai trò tiền vệ trung tâm lẫn trung vệ lệch – chỉ ra sân đúng 2 lần, đều từ ghế dự bị. Lần đầu là trước Philippines, anh vào sân đá như tiền vệ trụ. Lần thứ hai là ở bán kết lượt về Malaysia, bấy giờ anh đá như một trung vệ lệch trái. Hôm qua, Weerathep Pomphan lần đầu đá chính ở AFF Mitsubishi Electric Cup 2022, trong vai trò trung vệ lệch trái.

Việt Nam chúng ta đã tìm cách để kiềm tỏa Theerathon, bằng chứng là việc Hùng Dũng chơi nhô cao và thường xuyên theo sát cầu thủ này của Thái Lan. Nhưng tầm hoạt động biến hóa của Theerathon trở thành một bài toán nan giải trong phương án bắt người một-một đó, nhất là những tình huống cầu thủ từng chơi tại J-League này lùi về đứng cạnh các trung vệ.

Gây áp lực, pressing tầm cao là thứ phải được chỉ dạy, được tập luyện. Một cá nhân dâng lên tấn công bóng chỉ là hành động tự phát, nếu các cá nhân còn lại không có những pha di chuyển theo bắt người đồng bộ. Để pressing hiệu quả, quá trình mất nhiều thời gian, nhất là mức độ gắn kết ở cấp đội tuyển hạn chế hơn so với cấp CLB. Tuyển Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.

>> Click xem thêm: Kèo nhà cái tại Cảm Bóng Đá <<<

Tuy nhiên, trong hệ thống phòng ngự 5-3-2 của tuyển Việt Nam, chúng ta đã cho phép hai trung vệ lệch của Thái Lan quá nhiều không gian và thời gian để xử lý bóng. Bản thân những cầu thủ này của Thái Lan có đủ sự mạnh dạn và kỹ thuật cần thiết để cầm bóng dâng lên khỏi vị trí và thực hiện các đường chuyền. Trung vệ lệch phải Krisada và trung vệ lệch trái Weerathep của Thái Lan, lần lượt có 11 và 10 đường chuyền hướng vào cuối 1/3 sân Việt Nam. Đó là những con số mà các trung vệ lệch của chúng ta chưa chạm tới, có thể xuất phát từ lối chơi có phần an toàn. Cần biết rằng, với bất kỳ một hệ thống 3 trung vệ nào, những trung vệ lệch nếu có khả năng làm bóng hoặc kéo bóng tốt cũng là một điểm cộng, giúp đa dạng hóa cách lên bóng triển khai tấn công, cũng như giúp thoát pressing và giảm tải cho các tiền vệ.

Một trung vệ lệch có bóng tiến đến giữa sân hoặc phần sân đối thủ có thể góp phần thu hút tiền vệ của đối phương, phá vỡ kết cấu phòng ngự ở lớp thứ hai. Trong trường hợp của tuyển Việt Nam là việc Hùng Dũng hoặc Quang Hải bị hút theo khi tổ chức hệ thống không bóng 5-3-2 lúc thoái lui về phần sân nhà, dẫn tới thế quân số thua thiệt ở trung lộ trước Thái Lan (ít nhất hai tiền vệ của Thái kết hợp cùng một tiền đạo giật lùi về, so với chỉ hai người là Hùng Dũng và Hoàng Đức).

Theo Le Foot

Vũ Cao Tiến

Bút danh: Vũ Cao Tiến

Tham gia cambongda.club: 07/04/2010

Giới thiệu: Tôi là Vũ Cao Tiến. Sinh ngày 5/8/1985. Hiện đang sinh sống tại Ba Đình, Hà Nội. Tôi đã tốt nghiệp Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác tin tức bóng đá. Hiện tôi đang đảm nhận chức vụ chuyên gia nhận định Tin Tức Bóng Đá tại Cảm Bóng Đá.