Chuyện ĐTQG: Bóng đá Việt sẽ chẳng đi World Cup nổi nếu thờ ở với các giải lứa U

Vũ Cao Tiến - 15:59 - 27/11/2022

Tại sao lại như vậy? Thành công của ở 1 giải U là sự xuất sắc của 1 lứa. Thành công của ĐTQG là sự kết hợp của nhiều lứa.

Vô địch 1 giải U, là lứa ấy xuất sắc nhất trong số các đội U của giải năm đó, nhưng đó là thành công của cả 1 tập thể, chứ không có nghĩa rằng MỌI vị trí đều xuất sắc (điều không tưởng).

Mỗi lứa sẽ có 1 vài vị trí mạnh, 1 vài vị trí yếu, nhưng ở ĐTQG là sự kết hợp của nhiều lứa, các vị trí sẽ là lựa chọn tốt nhất của cả quốc gia.

Kể cả 1 lứa được coi là thế hệ vàng đi chăng nữa, cũng chỉ có khoảng 6, 7 người chiếm suất đá chính ở ĐTQG đã là cực kì thành công.

Như ĐT Qatar vô địch Asian Cup, có nhiều cầu thủ đá giải U23 thua Việt Nam sau loạt luân lưu thật, nhưng chỉ là già nửa đội hình từng có mặt ở giải trẻ năm đó, chứ không phải tất cả.

>>> Xem tiếp: Soi kèo cùng chuyên gia Cảm Bóng Đá <<<

Đó là còn chưa bàn đến sự tiến bộ của những cầu thủ đó.Thậm chí thành công vang dội như U19 Serbia vô địch giải U19 châu Âu 2013 và U20 thế giới 2015 cũng chỉ đóng góp được già nửa quân số thường xuyên đá chính ở tuyển như Mitrovic, Grujic, Maksimovic, Zivkovic và anh em Milinkovic-Savic

1 lứa thành tích ở giải U thất bại, không có nghĩa tất cả các cầu thủ ở lứa ấy đều tồi.

Nhắc lại 1 lần nữa, bóng đá là trò chơi tập thể, 1 đội có 2, 3 cá nhân 8 điểm + 8, 9 cá nhân 3, 4 điểm sẽ rất khó thắng 1 tập thể đồng đều 6, 7 điểm.

Chẳng hạn, lứa Olympic Iran đứng bét bảng Asiad 2014 ấy có 3 cầu thủ đến World Cup lần này là Pouraliganji (đá chính), Rouzbeh Cheshmi (đá chính trận đầu, vào thay người ghi bàn trận thứ 2), Kanaanizadegan (dự bị vào thay người trận gặp Anh, số 13).

Trong ảnh năm 2014, Pouraliganji khoác áo số 6 phía xa, còn Kanaanizadegan và Cheshmi dự bị trong trận thua VN.. Cả 3 đều đá chính trong trận hoà Kyrgyzstan sau đó.

 Chặng đường phát triển sau giải U:

 Về mặt cá nhân cầu thủ: có người đỉnh cao của họ chỉ hơn hồi U có 1 xíu, có người đỉnh cao vượt hẳn tầm so với thời U, số khác có thể giậm chân tại chỗ, thậm chí thui chột.

 Về mặt môi trường thi đấu: môi trường là yếu tố quan trọng để cầu thủ phát triển.

Chẳng hạn anh vô địch giải U là lúc đó giỏi nhất trong số những đội level 5, 6, (vì toàn trẻ với nhau), nhưng giải VĐQG anh yếu, anh không được đi nước ngoài thì trần anh chỉ được 7, 8, trong khi các đội khác về sau đá chuyên nghiệp lại lên level tận 9, 10.

Do vậy, cách biệt trình độ giữa các nền bóng đá ở lứa trẻ sẽ không chênh lệch như cấp độ ĐTQG

ĐTQG sẽ không bỏ lỡ đỉnh cao của nhiều cầu thủ như các lứa U.

Các giải trẻ giới hạn độ tuổi, nên những người nở muộn, hoặc đơn giản là lúc trẻ chưa xuất sắc bằng những người khác sẽ không góp mặt trong các đội U.

Nhưng khi anh đạt đỉnh cao, không có giới hạn nào về luật lệ ngăn cản anh lên tuyển. Trên thế giới có rất nhiều cầu thủ thời trẻ đá đội U rất ít hoặc chưa lên đội U bao giờ, nhưng lại cực kì xuất sắc trong màu áo tuyển(những trường hợp quá giỏi lên thẳng tuyển, không cần đá U thì lại khác).

>>> Xem thông tin: Tỷ lệ kèo bóng đá tại Cảm Bóng Đá <<<

Chẳng nói đâu xa, người khoác áo top 5, ghi bàn top 1 tuyển Pháp là Giroud còn chưa đá ở U bao giờ.

 Chính vì những lí do trên, ngoại trừ trường hợp thành công liên tục ở nhiều lứa U (thể hiện là nền bóng đá đào tạo rất mạnh) như Tây Ban Nha, thành công ở 1 giải U thường chỉ mang tính thời điểm

Vũ Cao Tiến

Bút danh: Vũ Cao Tiến

Tham gia cambongda.club: 07/04/2010

Giới thiệu: Tôi là Vũ Cao Tiến. Sinh ngày 5/8/1985. Hiện đang sinh sống tại Ba Đình, Hà Nội. Tôi đã tốt nghiệp Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác tin tức bóng đá. Hiện tôi đang đảm nhận chức vụ chuyên gia nhận định Tin Tức Bóng Đá tại Cảm Bóng Đá.