Nhân chuyện nói về Man City trả giá cho Cucurella – 1 cựu La Masia – hơn 50 củ euro để trở thành đối thủ cạnh tranh cho Cancelo ở hành lang trái thì người ta lại phải than ơi với chính sách chuyển nhượng của Barca. Nhưng trong bóng đá có một số nghịch lý như thế này mà mọi người nên hiểu:
Nếu một cầu thủ chưa đủ độ chín và chưa đủ kinh nghiệm thi đấu, các CLB sẽ rất dị nghị trong việc bỏ một số tiền lớn để đưa cầu thủ đó về.
Để cầu thủ đó tích lũy được kinh nghiệm, họ cần phải được ra sân thi đấu thường xuyên (trong khi đội bóng đã có sẵn một cầu thủ khác thi đấu ở vị trí đó & ổn định hơn hẳn).
>> Xem ngay : Tỷ lệ kèo cùng Cambongda.club <<
Trong kinh tế học, điều này cũng tương tự như việc người ta hay đặt ra cái paradox là con gà và quả trứng – cái nào có trước? Vì để một cầu thủ có nhiều kinh nghiệm thì cầu thủ đó phải được thi đấu trước đã, nhưng đã không có kinh nghiệm thì làm sao được tin tưởng đá chính?
Tất nhiên không phải cầu thủ nào cũng là Messi để thành thiên tài ngay khi mới 18 tuổi (hoặc như Pedri hiện tại), vậy thì giải pháp cho những cầu thủ trẻ này sẽ là:
Hoặc cố gắng ở lại và thể hiện mình trong các buổi tập.
Hoặc ra đi & tìm một đội bóng khác có chất lượng cạnh tranh ít hơn.
Tất nhiên lựa chọn 2 sẽ luôn dễ dàng hơn, nhưng các CLB chủ quản cũng đồng thời muốn thu được nhiều tiền nhất có thể khi bán đi cầu thủ trẻ, và từ đây ta có thêm nghịch lý nữa:
>> Cập nhật mới nhất : Kèo bóng đá tại Cambongda.club <<
Để cầu thủ trẻ đó được định giá cao, họ cần phải chứng minh được mình là người có tiềm năng nhất định để vươn trở thành một tài năng xuất chúng.
Nhưng nếu cầu thủ đó đã có tiềm năng như vậy thì CLB chủ quản của họ ngu gì mà bán đi?
Ngược lại, nếu cầu thủ đó tiềm năng quá kém hoặc không thể phát triển được, hắn chắc chắn chỉ có thể bị đẩy đi với giá rẻ bèo.
Và những người làm bóng đá ở Barca luôn luôn bị mắc kẹt ở dòng cuối cùng ở trên: họ không có cách nào xác định được chính xác (hoặc gần chính xác) một cầu thủ trẻ có tiềm năng như thế nào để định giá cầu thủ đấy cho phù hợp, nên hầu hết các trường hợp là Barca bán đi các tài năng trẻ với giá rẻ mạt (và mua lại với giá cắt cổ – như Fabregas).
Hoặc ta có thể debate là do Barca có quá nhiều tài năng sẵn sàng chen vào đội 1 nên mức độ cạnh tranh cũng lớn hơn? Có thể đúng với 10 năm trước, nhưng giờ thì không.
Gõ nhẹ vài suy nghĩ nhanh, có hứng thì viết tiếp phần 2 về data analytics & lối mòn của La Masia.