Điềm sáng bóng đá Việt Nam: Lần đầu tiên V-League được phép ăn trọn tiền bản quyền

Vũ Cao Tiến - 15:43 - 25/10/2022

Lần đầu tiên, V League nhận tiền bản quyền bằng trọn vẹn tiền tươi thóc thật

Năm 2010, VFF bán bản quyền truyền hình V.League 20 năm cho AVG , giá trị 6 tỉ đồng/năm và tăng 10% sau mỗi mùa giải.

Tuy nhiên, AVG được độc quyền phát sóng, yêu cầu tất cả các đài khác muốn phát phải tiếp sóng toàn bộ, nghĩa là cả phần bình luận trước, trong và sau trận đấu cũng như logo, các “shot” quảng cáo.

AVG nắm bản quyền nhưng về hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất lẫn nhân lực và phương tiện phát sóng chưa đáp ứng được, ví dụ như việc làm trực tiếp trên cả 6 sân trong một vòng đấu. Họ sẽ thuê hay nói cách khác, phối hợp với các đài địa phương có xe màu để tổ chức sản xuất rồi phát sóng cho những đơn vị có nhu cầu. Và một trong những điều kiện tiếp sóng là phải cài một phần mềm để trên màn hình luôn có logo, biểu tượng của AVG như một cách khẳng định “chủ quyền” của mình.

>> Truy cập link: Nhà cái JBO HOT nhất hiện nay << 

Họ thuê các đài trong đó có cả VTV làm trực tiếp trận đấu nhưng thành phẩm đó sẽ là của họ sản xuất rồi toàn quyền bán, phân phối lại (mùa 2012 miễn phí) tùy theo nhu cầu. Như thế có thể coi như tất cả các đài sẽ đơn thuần chỉ là “nhà sản xuất thuê” cho AVG. Ví dụ VTV một vòng đấu có thể chọn hai trận hay nhất mang xe màu đến sân làm trực tiếp nhưng có thể sẽ phát sóng… trận khác không do mình sản xuất chứ không được phát sóng trận đấu mình làm.

Thế nhưng, khi VPF của “bầu” Kiên và nhóm các ông bầu được thành lập, AVG sau đó đã phải trả lại bản quyền truyền hình.

 Năm 2017, Next Media ký hợp đồng với VPF để sở hữu toàn bộ bản quyền truyền hình 2017-2022 của các Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (bao gồm V.League, Giải hạng nhất, Cúp quốc gia)

Bản quyền hàng năm = 2 tỉ đồng tiền mặt + gói quảng cáo cho mỗi trận đấu (trung bình khoảng 9 phút/trận đấu).

Đồng thời, Next cũng thuận lợi hơn trong việc đàm phán mua bản quyền các giải đấu của các ĐTVN.

Nhờ cú hích mạnh mẽ từ các ĐTVN dưới thời HLV Park Hang Seo, sự nhạy bén của Next giúp doanh thu của họ tăng vọt từ 73.7 tỉ năm 2017, lên 380 tỉ năm 2019.

CEO của Next cũng tiết lộ, khi hợp tác với Next, VPF mỗi năm có thể thu đến 2 tỉ bản quyền + 65.5 tỉ tiền quảng cáo
Tuy nhiên, trước khi mùa giải 2018 diễn ra, đã từng xảy ra tranh chấp bản quyền giữa Next và VPF.

Đó là việc VPF chỉ được giao quyền khai thác hình ảnh V.League từ phía VFF cho đến hết năm 2018. Trong khi đó, hợp đồng khai thác bản quyền truyền hình mà bộ sậu lãnh đạo cũ của VPF ký có thời hạn đến tận năm 2022.

Nghĩa là hợp đồng đã ký lố… đến 4 năm, dù đến thời điểm đó VPF chưa chắc là đơn vị được VFF giao quyền tổ chức giải đấu.

Kế đó, VPF tuyên bố Next đã “không thực hiện đúng theo các điều khoản đã cam kết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của VPF”. Cụ thể là hơn 1 năm tính từ thời điểm thực hiện hợp đồng với Next Media, VPF không nhận được bất cứ hồ sơ nào liên quan đến việc quyết toán doanh thu và chia lợi nhuận từ phía đối tác. (tức là “mập mờ” trong cái khoản quyết toán từ phần bản quyền không phải tiền tươi).

>> Xem chi tiết thông tin phân tích: Kèo nhà cái cùng Cam Bong Da << 

Sau đó, BLĐ mới của VPF mà đứng đầu là bầu Trần Anh Tú đã giải quyết vấn đề này 1 cách êm đẹp, khi thoả thuận được việc chấm dứt hợp đồng cũ và kí lại bản HĐ mới hợp lý hơn.

Năm 2022, khi hợp đồng với Next đáo hạn, FPT đã nhanh chân mua bản quyền V League trong 5 mùa giải: 2023-2027 với giá 2.5 triệu USD/mùa ~ 60 tỉ VNĐ.

Vũ Cao Tiến

Bút danh: Vũ Cao Tiến

Tham gia cambongda.club: 07/04/2010

Giới thiệu: Tôi là Vũ Cao Tiến. Sinh ngày 5/8/1985. Hiện đang sinh sống tại Ba Đình, Hà Nội. Tôi đã tốt nghiệp Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác tin tức bóng đá. Hiện tôi đang đảm nhận chức vụ chuyên gia nhận định Tin Tức Bóng Đá tại Cảm Bóng Đá.