Học viện bóng đá Mokhtar Dahari: Đầu tư hơn cả Bầu Đức, tham vọng vươn tầm bóng đá của người Malaysia

Vũ Cao Tiến - 14:04 - 26/02/2023

Những ngày gần đây, mình đọc một thông tin khá thú vị liên quan tới việc đội U17 của học viện quốc gia Mokhtar Dahari (AMD) sang tập huấn và giao hữu tại Việt Nam. Tìm hiểu qua về học viện này mình thấy có khá nhiều thông tin khá thú vị.

Nếu như ở Việt Nam, PVF là lò đào tạo duy nhất được AFC công nhận là học viện 3 sao, cấp cao nhất trong thang đánh giá của AFC, thì tại Malaysia có 2 lò đào tạo được công nhận học viện 2 sao. Lò đào tạo đầu tiên của JDT, đội bóng đang là lá cờ đầu của Malaysia vừa lọt vào tứ kết AFC Champion League. Lò đào tạo thứ hai chính là học viện Quốc Gia Mokhtar Dahari.

>>> Truy cập link: Nhà cái JBO HOT nhất hiện nay <<<

Năm 2009, (tương tự như ở Việt Nam), bóng đá trẻ Malaysia không được các câu lạc bộ chuyên nghiệp quan tâm một cách tử tế. Những người tâm huyết với bóng đá Malaysia khi đó đã có 2 ý tưởng lớn để cải thiện tình trạng này. Ý tưởng lớn đầu tiên là FAM (liên đoàn bóng đá Malaysia) đưa ra chương trình phát triển bóng đá Quốc gia (National Football Development Programme – NFDP) – nói ngắn gọn là họ chuẩn hóa các quy trình phát triển bóng đá cho toàn bộ trẻ em từ 9 tới 17 tuổi thông qua quy chuẩn về tầm nhìn, mục tiêu, phương thức hoạt động. Ý tưởng lớn thứ hai là học viện AMD, được xây dựng vào năm 2014 và đưa vào vận hành chính thức năm 2018. Học viện hiện nay được tài trợ bởi Bộ Thanh Niên và Thể Thao Malaysia (tương đương với Tổng cục TDTT Việt Nam). Đáng lưu ý ở đây là khác với Việt Nam, FAM không thuộc quyền quản lý của Bộ Thanh Niên và Thể Thao Malaysia. Điều này là nguồn cơn dẫn tới việc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, ảnh hưởng khá nhiều tới sự phát triển của AMD vào những năm đầu tiên.

Khi mới hoàn thiện, học viện này có 10 sân bóng, hệ thống phòng gym, hồ bơi, hồ trị liệu với tổng chi phí lên tới 19.5 triệu USD, tương đương khoảng 442 tỷ VND. Đây là nơi ăn tập của 375 học viện, những người được tuyển chọn từ NFDP trên khắp cả nước, với độ tuổi từ 13 tới 17 tuổi. Nói cách khác, AMD giống như mô hình một trường chuyên quốc gia quy tụ các học sinh giỏi nhất của các trường chuyên tỉnh. Các em học viên được học văn hóa trực tiếp tại học viện. Với tham vọng đưa các học viên của mình tiếp cận nền bóng đá đỉnh cao của Châu Âu, học viện thường xuyên được sự quan tâm đặc biệt của cả Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Malaysia và các Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên và Thể Thao.

Giám đốc học viện cũng là những người có chuyên môn được đánh giá cao, trong đó giám đốc đầu tiên của AMD (kiêm luôn giám đốc đầu tiên của NFDP) là ông Lim Teong Kim, người từng là huấn luyện viên trẻ của đội bóng Bayern Munich. Ông Lim có 12 năm làm việc cho đội U19 Bayern Munich và từng trực tiếp làm việc cũng như đưa Philipp Lahm, Bastian Schweinsteiger, Toni Kroos hay Thomas Mueller lên đỉnh cao. Hiện nay, AMD hiện đang được quản lý bởi Dennis Bekking, cựu giám đốc học viện Twente, còn NFPD được quản lý bởi Saad Ichalalène, cựu giám đốc học viện của Paris Saint Germain.

>>> Tham khảo bài phân tích: Soi kèo đêm nay tại Cambongda.club <<<

NHỮNG QUẢ NGỌT ĐẦU TIÊN

Lứa đầu tiên của học viện AMD thường được lựa chọn đại diện cho Malaysia tại các giải đấu trẻ của AFC. Năm 2018, họ vượt qua vòng loại giải U16 AFC để có mặt tại vòng chung kết. Năm 2020, họ tiếp tục vượt qua vòng loại giải U19 AFC. Hai kết quả trên cho thấy ít nhiều sự đầu tư ít nhất là đúng hướng. Cầu thủ tiêu biểu nhất của thế hệ này là Luqman Hakim Shamsudin, hiện nay đang chơi cho CLB đứng thứ 4 của giải đấu cấp độ cao nhất của Bỉ KV Kortrijk. Luqman cũng là cầu thủ Malaysia đầu tiên chưa đủ 18 tuổi được kí hợp đồng với một câu lạc bộ châu Âu. Tuy nhiên cũng cần đáng chú ý là KV Kortrijk là một đội bóng đang được sở hữu bởi Vincent Tan, một tỉ phú người Malaysia. Do đó, chúng ta cũng chưa thể đánh giá cụ thể đây là một bản hợp đồng mang tính thương mại hay chuyên môn.

RẮC RỐI TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Như đã nói ở trên, “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt” là chuyện thường xuyên xảy ra giữa FAM và Bộ TNTT. FAM, với tư cách là liên đoàn bóng đá đang vận hành NFDP và có những cầu thủ tốt nhất của mình gửi vào AMD muốn có một sự độc lập trong việc quản lý mà không phải chịu sự giám sát của Bộ. Trong khi đó Bộ TNTT với tư cách là đơn vị cung cấp tài chính lại luôn muốn số tiền khổng lồ vận hành AMD phải luôn được đầu tư một cách hiệu quả và có kết quả tức thì. Sự rắc rối còn đến từ tư duy nhiệm kì và việc chia phe phái trong Bộ TNTT, khi bộ trưởng Bộ TNTT Saddig đã trực tiếp chất vấn về quá trình xây dựng học viện quá tốn kém, bữa ăn thiếu tiêu chuẩn dinh dưỡng của các học viên tới mức lương cao ngút trời của giám đốc học viện Teong Kim (tất cả những điều này được hình thành từ đời bộ trưởng trước Khairy). Tuy nhiên sau vài đời bộ trưởng có lẽ đâu lại vào đấy, bộ và FAM đã hòa thuận với nhau hơn và thống nhất rõ ràng về việc vận hành AMD.

Không chỉ rắc rối ở cao tầng, học viện AMD còn bị chỉ trích dữ dội vì tiêu sài hoang phí. Khóa đầu tiên của học viện AMD ra lò năm 2019 (khóa của Lugman) đã bị các CLB chuyên nghiệp của Malaysia lấy với giá 0 đồng (lại nhớ tới khóa 1-2 của PVF). Người dân chỉ trích rằng tiền đóng thuế của mình bị cướp trắng bởi các câu lạc bộ chuyên nghiệp vốn đã vô cùng giàu có và quyền lực, và với việc cho không các tài năng trẻ như vậy càng làm các CLB chuyên nghiệp không có quyết tâm phát triển chương trình bóng đá trẻ riêng của bản thân mình. Trên thực tế, ngoại trừ JDT đầu tư quyết liệt cho hệ thống đào tạo trẻ và bóng đá cộng đồng của bang Johor, các bang và đội bóng chuyên nghiệp khác vẫn chưa có sự đầu tư xứng tầm.

Vũ Cao Tiến

Bút danh: Vũ Cao Tiến

Tham gia cambongda.club: 07/04/2010

Giới thiệu: Tôi là Vũ Cao Tiến. Sinh ngày 5/8/1985. Hiện đang sinh sống tại Ba Đình, Hà Nội. Tôi đã tốt nghiệp Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác tin tức bóng đá. Hiện tôi đang đảm nhận chức vụ chuyên gia nhận định Tin Tức Bóng Đá tại Cảm Bóng Đá.