Khi Thái-League vẫn lắm tiền hơn V-League: Bảo sao họ tạo ra được quá nhiều Theerathon

Vũ Cao Tiến - 17:04 - 30/01/2023

Tháng 10.2020, LĐBĐ Thái Lan và BTC Thai League công bố gói bản quyền truyền hình khổng lồ với công ty truyền thông Zense. Theo tiết lộ, số tiền mà Thai League thu về trong 8 năm (2021 – 2028) lên đến 383 triệu USD,

Tháng 10.2020, LĐBĐ Thái Lan và BTC Thai League công bố gói bản quyền truyền hình khổng lồ với công ty truyền thông Zense. Theo tiết lộ, số tiền mà Thai League thu về trong 8 năm (2021 – 2028) lên đến 383 triệu USD, khoảng 12 tỷ bath Thái và nếu quy đổi tiền Việt thì có giá trị tầm 9000 tỷ. Nghĩa là bình quân mỗi mùa giải Thai League sẽ đút túi 1.115 tỷ đồng. Trong khi con số mà FPT mới đây trả cho VPF là 300 tỷ/5 mùa, vị chi khoảng 60 tỷ/mùa giải.

>> Xem chi tiết thông tin phân tích: Tỷ lệ kèo tại Cambongda.live <<<

Đấy là phép so sánh nhỏ để thấy sự khác biệt giữa 2 giải vô địch quốc gia hàng đầu 2 nước. Trong tus nhận đến gần 11k likes, 1.2k bình luận về Theerathon Bunmathan mà tôi post cách đây 5 ngày, không nhiều ý kiến nhắc đến nền tảng cơ bản của 2 nền bóng đá là giải VĐQG. Tôi nhớ trong lần trò chuyện với cựu HLV Đoàn Minh Xương, ông có bảo hệ thống chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam chỉ có 26 CLB (14 CLB V – League 1, 12 CLB V – League 2), và chủ yếu tinh hoa của các ĐTQG cũng lấy từ đây. Cơ số mà ông Xương có bảo là quá ít để sàng lọc nhân tài lẫn tính cạnh tranh. Trong khi hệ thống các CLB nhà nghề của Thái có đến 3 hạng đấu với 106 CLB tổng cộng. Song song đó, họ có 34 CLB bán chuyên thi đấu ở giải hạng 4 và thấp hơn nữa là cơ man các đội bóng nghiệp dư cấp vùng.

Vấn đề cơ bản nhất với người Thái là bóng đá có thể tự nuôi sống các CLB, điều được thể hiện qua tấm áo in đầy các nhãn hàng. Nhưng tuyệt nhiên, bạn không thấy một CLB nào đó gắn tên với nhà tài trợ kiểu Thép Xanh Nam Định, SHB Đà Nẵng…Để ý tên gọi các CLB thể hiện ý chí vùng miền xứ sở như Chiangrai United (đến từ tỉnh Chiangrai), Nakhon Ratchasima (tỉnh Khorat)…Nghĩa là nhà tài trợ có thể đến và đi nhưng chắc chắn tên gọi CLB không thể bị gắn bừa bãi và thay đổi nhận diện liên tục qua mỗi giai đoạn. Như câu chuyện ông anh từng kể tôi nghe về chuyến đi thăm CLB Muangthong United, bạn sẽ được đắm chìm vào thế giới mà tính bản sắc của CLB được thể hiện rõ rệt qua sân vận động, cửa hàng bán đồ lưu niệm, trang phục tập luyện và thi đấu. Lẽ dĩ nhiên, bạn cũng không hề nghe thấy chuyện 1 CLB nào đó hôm nay chi ra hàng trăm tỷ đồng chiêu binh mãi mã, để rồi hôm sau có thể phá sản bất cứ lúc nào.

Hãy nhìn lại cách V – League xây dựng giải VĐQG hơn 2 thập kỷ qua, tính nhà nghề vẫn cực kỳ mờ nhạt trong cách từng CLB vận hành. Đơn cử như việc hồi Lee Nguyễn sang đầu quân cho CLB TPHCM, tôi có muốn mua 1 chiếc áo đấu mang tên của anh, nhưng khi được hỏi về cách thức mua bán thì được biết, CLB TPHCM còn chưa có nổi cửa hàng bán đồ chính hãng CLB. Chi tiết nhỏ lý giải tại sao chưa đội bóng nào ở V – League có thể tự nuôi sống mà tất cả vẫn trông chờ vào bầu sữa từ các doanh nghiệp. Chính điều này dẫn đến những cái chết của hàng loạt CLB vốn khoác lên mình tấm áo chuyên nghiệp suốt thời gian qua.

>> Click xem thêm: Kèo nhà cái tại Cảm Bóng Đá <<<

Cấp ĐTQG có thể thành công hay thất bại, và điều đó mang tính chu kỳ hết sức bình thường với thế giới bóng đá. Thành công của HLV Park Hang Seo suốt 5 năm qua cho thấy sự may mắn của bóng đá Việt Nam khi có 1 HLV tài ba cộng thêm lứa cầu thủ trẻ xuất sắc, họ cùng nhau đưa các các đội tuyển đến chiến thắng bằng năng lực cá nhân hơn là nền tảng chắc chắn từ giải VĐQG. Và khi chu kỳ chiến thắng ấy đi đến hồi kết, câu hỏi là liệu bóng đá VN có thể vượt qua người Thái với nền tảng như hiện tại?

Vũ Cao Tiến

Bút danh: Vũ Cao Tiến

Tham gia cambongda.club: 07/04/2010

Giới thiệu: Tôi là Vũ Cao Tiến. Sinh ngày 5/8/1985. Hiện đang sinh sống tại Ba Đình, Hà Nội. Tôi đã tốt nghiệp Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác tin tức bóng đá. Hiện tôi đang đảm nhận chức vụ chuyên gia nhận định Tin Tức Bóng Đá tại Cảm Bóng Đá.