Tại sao Công Phượng, Văn Quyết thích nhận tiền lót tay hơn tiền lương ?

Vũ Cao Tiến - 17:06 - 17/09/2022

Gần như bất cứ ngôi sao bóng đá Việt Nam nào thi đấu ở V-League khi tiến hành 1 thương vụ chuyển nhượng, họ đều quan tâm tới các khoản tiền lót tay hơn là tiền lương CLB muốn sở hữu trả cho họ.

Có thể giải thích cho vấn đề này như sau. Tiền lót tay cho cầu thủ có thể không được ghi trong hợp đồng ký kết giữa cầu thủ và đội bóng chủ quản, hoặc giả sử nếu có trong hợp đồng sẽ được ghi dưới dạng khác nhau. Tiền lót tay dùng để giúp các đội bóng giảm tải các khoản thuế và bảo hiểm xã hội, thay vào đó cầu thủ sẽ chấp nhận lấy lương thấp hơn. Gần như các cơ quan như VFF, VPF hay truyền thông không thể kiểm soát được thỏa thuận giữa cá nhân cầu thủ và câu lạc bộ.

Ở V-League, các cầu thủ rất thích nhận tiền lót tay. Đơn cử như trường hợp của Văn Quyết, năm 2019 anh đồng ý gia hạn thêm 3 năm hợp đồng với CLB Hà Nội FC, nhưng tiền lót tay của anh lên đến 9 tỷ đồng, còn mức lương chỉ có 60 triệu đồng/ tháng. Trong 3 năm đó tiền lương của Văn Quyết  chỉ chiếm khoảng 25% so với khoản lót tay.

Hay đơn cử như Công Phượng hồi sang Bỉ đá cho Sint Truidense, tiền đạo người Nghệ An được CLB này trả tiền lót tay lên đến 13 tỷ đồng, đổi lại mức lương của anh chỉ là 80 triệu đồng/ tháng- 1 mức lương thấp so với mặt bằng chung ở Châu Âu.

>> Xem chi tiết thông tin phân tích: Kèo nhà cái cùng Cam Bong Da << 

tai-sao-cong-phuong-van-quyet-thich-nhan-tien-lot-tay-hon-tien-luong-12

Hay đầu năm 2022, Quế Ngọc Hải trở lại SLNA với khoản lót tay gần 10 tỷ đồng trong ba năm, tương đương hơn 270 triệu đồng mỗi tháng.

Việc trả lót tay ngất ngưởng so với tiền lương ở Việt Nam xuất hiện từ năm 2007, khi ông bầu Hoàng Mạnh Trường mạnh tay chiêu mộ cầu thủ cho Ninh Bình. Dù chỉ chơi ở hạng Nhất, Ninh Bình chiêu mộ trung vệ Nguyễn Huy Hoàng theo dạng tự do, sau khi anh hết hợp đồng. Ninh Bình trả cho Huy Hoàng 1,8 tỷ lót tay cho hợp đồng ba năm, kèm lương 30 triệu đồng một tháng. Lương của anh chỉ tương đương 60% lót tay. Ngoài ra họ còn trả cho trung vệ Cao Xuân Thắng hay tiền vệ Nguyễn Hữu Thắng lót tay lên tới 10 chữ số.

>> Truy cập link: Nhà cái JBO HOT nhất hiện nay << 

Bầu Trường khởi xướng phong trào lót tay cho cầu thủ

Kể từ thời điểm kể trên, các câu lạc bộ ở V-League đua nhau cạnh tranh trên thị trường chuyển nhượng bằng cách lấy các khoản lót tay kếch xù ra để dụ dỗ các cầu thủ về đầu quân cho mình. Cầu thủ nhận được khoản lót tay cao nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam đến lúc này có lẽ phải kể đến Lê Công Vinh. Năm 2011 anh đồng ý chuyển từ CLB Hà Nội T&T sang CLB Hà Nội với mức lót tay được đồn đoán lên đến hơn 20 tỷ đồng.

VFF từng thống nhất với các cơ quan quản lý bóng đá Việt Nam ra quyết định cấm CLB trả tiền lót tay cho cầu thủ hồi năm 2013. Thế nhưng quyết định này thực tế cũng chả làm gì được các CLB và cầu thủ. Bởi họ có thể thỏa thuận miệng với nhau và chả cần ghi chi phí trong hợp đồng.

Vũ Cao Tiến

Bút danh: Vũ Cao Tiến

Tham gia cambongda.club: 07/04/2010

Giới thiệu: Tôi là Vũ Cao Tiến. Sinh ngày 5/8/1985. Hiện đang sinh sống tại Ba Đình, Hà Nội. Tôi đã tốt nghiệp Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác tin tức bóng đá. Hiện tôi đang đảm nhận chức vụ chuyên gia nhận định Tin Tức Bóng Đá tại Cảm Bóng Đá.