Thầy Park: 5 năm qua, thành công lớn nhất là không bị học trò bán đứng như thời Calisto

Vũ Cao Tiến - 16:35 - 18/01/2023

Thời Calisto, ông luôn phải căng đầu lên để vừa tính chuyên môn vừa tính xem phải làm gì để trận này trận kia các học trò không “bán đứng” mình.

Xem xong trận đấu cuối cùng ở giải đấu cuối cùng của thầy Park trên cương vị HLV trưởng Đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam, tôi cứ nghĩ mãi về một chữ “Duyên” – một trong những phát kiến lớn nhất của Phật giáo đặt trong sự so sánh với các tôn giáo trước đó ở Ấn Độ, như Ấn giáo. Một chữ “duyên” chuyển toàn bộ tư tưởng “định mệnh luận” của một tôn giáo hữu thần như Ấn giáo sang tư tưởng “quyết định luận” của một tôn giáo vô thần.

Tròm trèm 5 năm trước, thầy Park đã đi vào những đoạn cuối ảm đạm nhất của cuộc đời huấn luyện. Ông không còn cầm quân ở hạng đấu cao nhất trong hệ thống thi đấu cấp CLB của nền bóng đá Hàn Quốc nữa. Ông bị báo giới Hàn Quốc đặt cho biệt hiệu “Mr ngủ gật”, và bị đánh giá là thế hệ HLV đã lỗi thời của nền bóng đá này. “Tôi nghĩ mình không có cơ hội trở lại với bóng đá đỉnh cao” – ông từng trung thực thừa nhận điều đó với một đài truyền hình Hàn Quốc sau khi cùng ĐTVN lên đỉnh AFF Cup năm 2018. Thậm chí, cái ngày mà PCT tài chính VFF khi đó là ông Đoàn Nguyên Đức cùng ê kíp của mình sang Hàn Quốc và “chấm” ông vào ghế thuyền trưởng ĐTVN thì người hăm hở nhất cũng không phải là ông. “Người hăm hở nhất là vợ tôi” – ông nhớ lại. “Vợ tôi chỉ sợ tôi không còn cảm hứng nữa, nên bỏ lỡ cơ hội này”.

>> Click xem thêm: Kèo nhà cái tại Cảm Bóng Đá <<<

Bạn hãy thử nhìn lại, trong cuộc đời mình, có bao giờ bạn rơi vào hoàn cảnh lặng thầm buồn bã như thầy Park lúc ấy không? Đã có hoặc sẽ có, vì sông có khúc, người có lúc, làm sao tránh được. Nhưng có những người bị sự lặng thầm cuốn đi, chìm nghỉm. Lại có những người vượt thoát khỏi sự lặng thầm để bất ngờ viết lên trang sử mới. Thầy Park thuộc mẫu thứ 2. Và khởi nguồn của mọi chuyện chính là cái duyên với bóng đá Việt Nam.

Phải đặc biệt nhấn mạnh đến chữ “duyên”, vì chỉ cần thầy Park đến sớm khoảng 2 năm thôi, có thể câu chuyện sẽ rất khác. Đến muộn 2 năm, câu chuyện cũng có thể rất khác. Ông đến đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm, khi mà nền bóng đá có một dàn cầu thủ chất lượng đột biến.

Vài năm trước, dàn câu thủ ấy hơi non. Vài năm sau (mà rõ nhất là ở AFF Cup này), dàn cầu thủ đó hơi cùn. Đó là một dàn cầu thủ lớn lên bởi “công nghệ đào tạo” của các lò đào tạo bóng đá chuyên nghiệp, chứ không chỉ được dạy dỗ bằng “chủ nghĩa kinh nghiệm” như nhiều thế hệ cầu thủ trước. Đó là một dàn cầu thủ có thể sống khoẻ với nghề bằng lương, thưởng và tiền quảng cáo, nên không phải tính chuyện làm ăn ngoài sân cỏ. Tất cả những người tiền nhiệm của ông Park đều không có được 2 đặc điểm này.

Thời Calisto, ông luôn phải căng đầu lên để vừa tính chuyên môn vừa tính xem phải làm gì để trận này trận kia các học trò không “bán đứng” mình. Tính thế, và làm kỹ thế, vậy mà vẫn có lúc Calisto không tránh khỏi những thoáng hoài nghi, những thoáng mà ở vị thế của một người thầy, ông không thể nói ra ngoài miệng, nhưng ở trong thâm tâm mình, ông thừa hiều điều gì đã xảy ra. Những Toshiya Miura, Falko Goez, Alfred Riedl…đều phải trải qua điều này, và đều có những thất bại cay đắng “bên ngoài yếu tố chuyên môn”.

Gặp một lứa cầu thủ vừa hay vừa sạch, vừa đúng lúc “chín”, đấy là một cái duyên ghê gớm của Park Hang Seo. Nhìn sang phía người đồng hương Shin Tae Yong của ông, dễ thấy ông Shin không có được cái duyên ấy. Ông Shin là một HLV giỏi và rất hiện đại, nhưng thế hệ cầu thủ Indo trong 5 năm trở lại đây kém quá. Cầu thủ thuần nội cũng kém, cầu thủ nhập tịch cũng chẳng quá nổi lên. Do vậy ông Shin cứ phải vẫy vùng giữa vũng lầy một cách tội nghiệp.

Vạn sự trên đời đều do duyên. Ông Park đến đúng thời điểm, gặp đúng một lứa cầu thủ xuất sắc là một cái duyên. Nhưng ngược lại nếu lứa cầu thủ ấy gặp phải một ông thầy không biết khai thác và sử dụng tối đa tiềm lực của mình thì cũng khó thành. Ông Park chính là người đã xây lên một hệ thống thi đấu phát huy tối đa tiềm lực của các cầu thủ mình có. Sau 5 năm, có thể hệ thống thi đấu lặp đi lặp lại ấy đã ít nhiều bị các nền bóng đá láng giềng bắt bài, nhưng rõ ràng là trong phần lớn thời gian trước đó, hệ thống thi đấu này đặc biệt phù hợp với cầu thủ Việt Nam. Như thế, các cầu thủ này gặp được thầy Park cũng là một chữ duyên.

Nhờ duyên mà chúng ta gặp nhau
Nhờ duyên mà chúng ta cùng nâng nhau lên
Nhờ duyên mà chúng ta cùng gặt hái.

>> Xem chi tiết thông tin phân tích: Tỷ lệ kèo tại Cambongda.live <<<

Nhưng theo phật giáo, “duyên” không phải là một phạm trù cố định. Duyên cũng phải tuân theo qui luật vô thương: có sinh thì có lão, có lão thì có bệnh, có bệnh thì có tử. Cho nên khi cạn duyên thì mọi tương tác sẽ dừng lại. 5 năm là một quĩ đạo tròn một quả duyên. 5 năm cũng là thời điệm rất hợp lý để dừng lại. Bởi nếu không dừng lại, cứ cố phải bám víu vào một cái duyên đã cạn thì cả hai bên đều rất khó đi tìm những cái duyên hứa hẹn cho mình.

Hiểu vô thường sẽ hiểu đúng về sự vận hành của duyên.

Hiểu vô thường sẽ bình tĩnh trước mọi thành bại, hợp tan cuộc đời.

Xin cảm ơn vì một chữ “duyên” mà chúng ta đã hợp nhất nhau trong 5 năm, trong cõi vũ trụ này. Bây giờ sẽ lại là một cú nhảy vào tương lai – một tương lai chứa đựng rất nhiều ẩn số không biết trước. Xin chúc cho tương lai ấy, cả hai sẽ tiếp tục gặp được những duyên mới hứa hẹn.

Dù biết là rất khó, rất rất khó, sau một chu kỳ mà cả hai đã cùng nhau chạm đỉnh!

Vũ Cao Tiến

Bút danh: Vũ Cao Tiến

Tham gia cambongda.club: 07/04/2010

Giới thiệu: Tôi là Vũ Cao Tiến. Sinh ngày 5/8/1985. Hiện đang sinh sống tại Ba Đình, Hà Nội. Tôi đã tốt nghiệp Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác tin tức bóng đá. Hiện tôi đang đảm nhận chức vụ chuyên gia nhận định Tin Tức Bóng Đá tại Cảm Bóng Đá.