Vài điều rút ra thời hậu Park Hang Seo: Khi truyền thông nâng bi quá đà và sự đổi mới không có

Vũ Cao Tiến - 15:45 - 21/01/2023

Sau khi chứng kiến thất bại thê thảm của Việt Nam trước Thái Lan ở trận đấu cuối cùng của HLV Park, chúng ta có thể kết luận rằng:

Một lứa cầu thủ tốt chỉ nên sử dụng trong hạn 2-3 năm sau khi giành chiến tích, sau đó sẽ lựa những nhân tố mới đi kèm với vài trụ cột cũ. Pansa Hemviboon, Adisak, Sarach Yooyen là 3 trong số vài cài tên còn sót lại từ thời 2018 của Thái Lan, 2 năm sau họ cũng dùng đội hình cũng như hồi 2018 nhưng cộng thêm nhiều cái tên chất lượng, và 4 năm sau họ gọi toàn những gương mặt lạ lẫm, chủ yếu các cầu thủ trẻ kèm theo Theerathon.

À mà nó đá cả ở AFF Cup 2020 rồi. Không thể phủ nhận rằng chiều sâu đội hình của Thái thật sự tốt hơn Việt Nam, trong khi đó chúng ta vẫn dựa dẫm quá nhiều vào lứa Thường Châu 2018, khi họ đã qua thời đỉnh cao. Lứa U23 2022 vô địch SEA Games và vào tứ kết U23 châu Á phải nói thực sự rất hay, nhưng tiếc rằng do vấn đề chiến thuật(hay vấn đề gì đó) mà ông Park vẫn bảo thủ, gọi tập trung thì có nhưng chốt danh sách thì loại gần hết.

>> Xem chi tiết thông tin phân tích: Tỷ lệ kèo tại Cambongda.live <<<

Tiếc nhất Nhâm Mạnh Dũng, Nguyễn Văn Tùng và Khuất Văn Khang. Có thể ở CLB họ thi đấu underrated nhưng đôi khi trên tuyển, họ có thể là những nhân tố đột phá. Còn các trụ cột thì đã hết bài, bị đọc vị quá kĩ, không thể gây đột biến như giai đoạn 2018-19.

Sau khi liên tục thất bại tại bán kết AFF Cup 2018, Asian Cup 2019, Vòng loại World Cup,….dù cho Thái Lan bị underrated, bị chỉ trích nhiều nhưng từ những điều như vậy họ mới thực sự rút ra kinh nghiệm để có thể thành công như 2 kỳ AFF Cup gần đây. Bóng đá Thái Lan thực tế hơn Việt Nam nhiều, chỉ là họ thay đổi hơi chậm trễ nhưng nó xứng đáng. Lứa này dự sẽ làm gỏi cả ĐNÁ thêm 1 thời gian dài nữa. Còn Việt Nam thì…quá chậm, quá tự cao, quá thiển cận chỉ mong muốn vô địch ao làng, không tập trung vào đầu tư lâu dài.

Chúng ta có tầm nhìn WC2026-30 nhưng những gì chúng ta đã làm đâu vẫn chưa thấy, nhất là ở các lứa trẻ khi chưa có thành tích gì quá nổi bật, muốn thì muốn đi World Cup nhưng trước mắt vẫn thèm vô địch AFF Cup. Một mục tiêu quá thiển cận, đúng nghĩa quanh quẩn ao làng. Tại sao chúng ta không để AFF Cup làm bàn đạp cho các lứa trẻ như cách Thái Lan hoặc 1 số nước đã làm? Mà cứ để cho đội hình già nua đá làm chi? Biết là chúng ta có SEA Games, vô địch U17, U19, U23 ĐNÁ, nhưng hãy cho các cầu thủ trẻ thi đấu cùng đàn anh để có thể rèn giữa, chuẩn bị cho những đấu trường xa hơn như Asian Cup hoặc World Cup, và để có thể thể hiện.

>> Click xem thêm: Kèo nhà cái tại Cảm Bóng Đá <<<

Thực ra lứa vô địch 2018 cũng là lứa đó đấy, cũng lứa U23 kỳ tích Thường Châu thi đấu cùng đàn anh, sao không nhìn lại mà học hỏi? Hay VFF và thầy Park đã quá ảo tưởng về lứa này? Hay chúng ta quá chìm sâu vào quá khứ? Cái này phải giải quyết trong 1 sớm 1 chiều, không thể mãi như thế được.

Vũ Cao Tiến

Bút danh: Vũ Cao Tiến

Tham gia cambongda.club: 07/04/2010

Giới thiệu: Tôi là Vũ Cao Tiến. Sinh ngày 5/8/1985. Hiện đang sinh sống tại Ba Đình, Hà Nội. Tôi đã tốt nghiệp Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác tin tức bóng đá. Hiện tôi đang đảm nhận chức vụ chuyên gia nhận định Tin Tức Bóng Đá tại Cảm Bóng Đá.