Vận nước lên kéo theo vận bóng đá nước nhà: Nhưng không nên lôi chính trị vào bóng đá

Vũ Cao Tiến - 20:46 - 16/10/2022

Xin phép dấu tên : Tôi cho rằng những CĐV bóng đá đang nổi giận vì tút của anh Nguyễn Quang Thạch, vì ảnh lôi chính trị vào bóng đá, giống như đàn chó con đang nổi giận vì cắn chính cái đuôi của mình, càng cắn thì càng đau, càng đau thì lại càng cắn tiếp để trả thù cái đuôi, cứ như vậy lặp lại mãi mà con chó con không hiểu cái gì mới thực sự khiến nó đau.

Trong thực tế, bóng đá có liên quan đến chính trị không? Câu trả lời sẽ rõ ràng khi nhìn vào Brazil, Argentina – hoặc những nước tương tự được mệnh danh là “chả được cái gì ngoài đá bóng giỏi” – để thấy giới chính khách ở đó sử dụng bóng đá như công cụ chính trị triệt để đến mức nào. Hoặc nhìn vào cái chết của Matthias Sindelar, nó có liên quan đến Đức quốc xã như thế nào, thì bóng đá với chính trị cũng liên quan nhau như thế ấy vậy.

Và để không bị chụp mũ là người Thái nói tiếng Việt, tôi sẽ dẫn chứng cụ thể về phốt chính trị-bóng đá của chính Thái Lan ở đây. Newin Chidchob là một chính khách có nhiều vết nhơ trong nền chính trị Thái, một con sâu mọt đục khoét nhân dân điển hình, đến mức bị cấm tham gia vào chính trường Thái. Năm 2008, ông ta chuyển về thành phố Buriram làm bóng đá, và đội bóng Buriram United của ông ta thành công vang dội. Cuối cùng bây giờ ông ta là nhân vật rất được dân Thái yêu mến, đặc biệt người dân của thành phố nghèo Buriram, mọi người quên đi “con sâu mọt của dân” ngày nào để tôn vinh ông ta như thần tượng. Tất cả chỉ vì ổng giỏi ở một trò chơi không liên quan gì đến chính trị như bóng đá. Tại sao?

>> Truy cập link: Nhà cái JBO HOT nhất hiện nay << 

Câu trả lời rất đơn giản, bóng đá và chính trị không phải không liên quan, chúng rất liên quan, nên bóng đá mới tẩy trắng được vết nhơ chính trị cho ông ta.

Lại nói về Việt Nam, bài báo kinh điển của một tờ báo kinh điển không kém, báo Nhân Dân, công khai tuyên bố “Thế nước mạnh, vận nước lên!” (trích) chỉ qua sự kiện đội U23 năm 2018 thành công. Đây chính là lôi chính trị vào bóng đá và lôi một cách ngang nhiên vậy. Cũng từ năm đó, tôi bắt đầu thấy CĐV lôi ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đi cổ vũ bóng đá, bất chấp sinh thời Hồ chủ tịch không phải người cuồng bóng đá. Tôi không tìm được cách lí giải nào cho hành động này ngoài chính trị hoá bóng đá.

Nếu đã như vậy thì phe cuồng bóng đá buộc phải chấp nhận sự thật rằng bóng đá ở Việt Nam đã bị chính trị hoá, và phải chấp nhận sự thật mang tính “tự bóp” là chính phe cuồng bóng đá là người đầu têu chuyện chính trị hoá, chứ không ai khác cả.

Nếu họ đủ dũng cảm để chấp nhận sự thật này, họ phải đồng thuận rằng bóng đá góp phần rất nhỏ để kéo vị thế đất nước, hay còn gọi văn vẻ là úi chà chà “vận nước”, đi lên, nếu xét cùng rất nhiều yếu tố khác như kinh tế, giáo dục, tri thức, v.v. và v.v. Chưa có ai dám đưa ra so sánh toàn diện vị thế quốc gia giữa Việt Nam với Thái Lan, vậy nhưng rất nhiều người dám khẳng định Việt Nam hơn Thái Lan chỉ qua một trận bóng, điều này là sai cơ bản về lí trí.

>> Xem chi tiết thông tin phân tích: Kèo nhà cái cùng Cam Bong Da << 

img-bgt-2021-park-gong-1655306011-width716height412

Tiếp theo họ phải đồng thuận rằng những người lên tiếng như anh Nguyễn Quang Thạch chính là hệ quả từ cơn cuồng chính trị hoá của họ. Khi Việt Nam thua không ai trong đám người cuồng cho rằng vận nước đi xuống, và cũng không ai như anh Thạch lên tiếng những dịp ấy. Chỉ khi thắng, đám cuồng rồ lên, đồng thời khiến những người đối lập phải lên tiếng. Họ lên tiếng không vì tình yêu bóng đá – thứ đã có từ lâu, mà vì cơn cuồng chính trị hoá mà thôi. Có thể nói rằng họ đánh với đám cuồng bằng chính vũ khí của chúng.

Các bạn có thể suy diễn động cơ của những người lên tiếng, vì quan tâm đến tri thức cũng được, mà vì cay cú với niềm vui của người khác cũng đúng, nhưng trên hết phải nhớ là chính do đám cuồng cùng hành động của chúng mà nhóm người này mới ra đời, như một cách để cân bằng dư luận và sửa các lỗi sai về tư duy.

Vũ Cao Tiến

Bút danh: Vũ Cao Tiến

Tham gia cambongda.club: 07/04/2010

Giới thiệu: Tôi là Vũ Cao Tiến. Sinh ngày 5/8/1985. Hiện đang sinh sống tại Ba Đình, Hà Nội. Tôi đã tốt nghiệp Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác tin tức bóng đá. Hiện tôi đang đảm nhận chức vụ chuyên gia nhận định Tin Tức Bóng Đá tại Cảm Bóng Đá.